Thái độ của người dùng với thương hiệu xe Trung Quốc tùy thuộc vào chiếc xe họ đang sử dụng. Những người đang sở hữu xe châu Á (Nhật Bản hoặc Hàn Quốc) có xu hướng mua xe Trung Quốc nhiều hơn người đang sở hữu xe châu Âu hoặc Mỹ.
Phần lớn những người nói cân nhắc mua xe Trung Quốc đang dùng xe Hàn Quốc (Hyundai, Kia hoặc Genesis). Con số này là 34%, trong khi 41% nói “không chắc” và 25% nói “không”.
34% người đang dùng xe Nhật Bản (Honda/Acura, Toyota/Lexus, Nissan/Infiniti, Subaru, Mazda, Mitsubishi) nói sẽ mua xe Trung Quốc. 37% còn lại nói “không chắc” và 30% nói “không”.
![]() |
Khảo sát cho thấy tỉ lệ dân châu Á có ý định mua xe Trung Quốc cao hơn Mỹ. |
Trong số những người đang sở hữu xe châu Âu, 29% nói cân nhắc, 34% nói “không chắc” và 37% nói “không”.
Tỷ lệ không mua xe Trung Quốc cao nhất thuộc nhóm người đang sở hữu xe Mỹ. Trong số này chỉ có 22% nói cân nhắc mua, 36% nói “không chắc” và 42% nói “không”.
Nhiều thương hiệu xe Trung Quốc đang tìm cách vào thị trường Mỹ. Tuy nhiên, do chất lượng xe thấp, giá trị thương hiệu không cao, không đáp ứng tiêu chuẩn Mỹ khiến xe khó lấy lòng khách hàng.
![]() |
Nhiều hãng xe Trung Quốc đang muốn thâm nhập vào thị trường Mỹ. |
Cũng có một số hãng xe lớn của Trung Quốc như GAC Motor và Geely Lynk & Co (Geely sở hữu thương hiệu Volvo) đã khẳng định được chất lượng, thiết kế và an toàn tại thị trường nội địa, và nay tìm cách liên doanh với thương hiệu châu Âu.
Nhờ đó, GAC đã rất tự tin khi công bố kế hoạch bán xe tại Mỹ vào năm tới, còn Lynk & Co tới năm 2020. Một số thương hiệu nhỏ hơn, chủ yếu tập trung vào xe điện, cũng quan tâm tới thị trường Mỹ.
![]() |
Để thuyết phục được người mua, xe Trung Quốc còn phải tốn rất nhiều thời gian. |
Các thương hiệu xe Trung Quốc vào Mỹ chỉ có thể cạnh tranh ở giá bán. 40% người được hỏi nói rằng giá rẻ là lý do thuyết phục nhất để mua xe Trung Quốc, theo khảo sát của Autolist. Trong khi đó, chỉ có 18% quan tâm tới công nghệ và 15% quan tâm tới vấn đề an toàn.
Hầu hết người Mỹ chưa từng nghe tới thương hiệu xe Trung Quốc. 77% nói rằng họ chưa từng nghe thấy những cái tên như GAC, Lynk & Co, Geely, BYD, Chery hoặc SAIC.
" alt=""/>Ôtô Trung Quốc bị chê thiếu an toànHủy diệt lẫn nhau
Samsung vốn là nhà cung cấp chính cho iPhone ngay từ những ngày đầu, bao gồm bộ vi xử lý A-series, chip nhớ NAND flash và cả DRAM. Nhưng mối quan hệ giữa hai ông lớn trở nên căng thẳng khi Apple kiện Samsung vi phạm bằng sáng chế vào năm 2011. Vụ việc này đã khiến công ty Hàn Quốc cung cấp ít linh kiện hơn cho đối tác.
Ban đầu, "táo khuyết" đâm đơn kiện "nhà bên" vì cho rằng Samsung đã sao chép công nghệ, giao diện người dùng, thiết kế sản phẩm và vi phạm nhiều quyền sở hữu trí tuệ có giá trị của mình.